Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
Vietnam Logistics Business Association

/

/

Hành lang kinh tế thế hệ mới: Thịnh vượng và Bền vững

Hành lang kinh tế thế hệ mới: Thịnh vượng và Bền vững

Trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba nội hàm chính của các hành lang kinh tế thế hệ mới, mở ra hướng đi chiến lược cho sự phát triển của tiểu vùng Mekong. Điểm nhấn của chiến lược này là việc tập trung vào công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng kinh tế, và phát triển xanh, bền vững.

Hành lang của công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo trong phát triển các hành lang kinh tế, tạo ra một mạng lưới kết nối đa lĩnh vực, đa giai đoạn, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các nước GMS còn thiếu hụt về năng lực công nghệ, thể chế và nguồn nhân lực chất lượng cao. VLA cũng đã hình dung hành lang kinh tế không chỉ là chuỗi vận tải đơn thuần mà là cả một mạng lưới các chuỗi cung ứng với nhiều ngành công nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế ở cả chiều sâu và bề rộng.

Hành lang của tăng trưởng kinh tế mới

Từ năm 2023 VLA đã đề xuất mô hình hành lang kinh tế mở rộng thay cho hành lang vận tải truyền thống trước đây. Vấn đề này cũng được VLA liên tục đề cập, kiến nghị tại các hội thảo cũng như gửi các văn bản tới Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành liên quan và góp ý cho Dự thảo Chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam giai đoạn 2025-2035 tầm nhìn 2045 . Không chỉ là đơn thuần là vận tải, các hành lang kinh tế sẽ mở rộng về không gian địa lý và chiều sâu liên kết giá trị như: hành lang giao thông, du lịch, vận tải, thu hút đầu tư, hành lang công nghiệp – hành lang nông nghiệp – hành lang của các FTA …, Tại các hành lang kinh tế kiểu mới mở rộng này, Việt Nam đóng vai trò là trung tâm kết nối khu vực, mang tầm vóc toàn cầu, giúp tối ưu hóa lợi thế địa lý và tạo thêm động lực phát triển kinh tế cho cả khu vực này.

Hành lang xanh, bền vững và bao trùm

Thủ tướng nhấn mạnh sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Đây cũng là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với tăng trưởng bền vững và phát triển xanh, phù hợp với mục tiêu của FIATA World Congress 2025 – “Green and Resilient Logistics” mà Việt Nam đăng cai. Trong bối cảnh này, VLA đã xác định rằng việc phát triển chuỗi cung ứng xanh và giảm phát thải là mục tiêu dài hạn. Các hành lang kinh tế sẽ không chỉ tập trung vào logistics mà còn liên quan đến hệ sinh thái khu vực, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Vai trò chiến lược của Việt Nam

Như Thủ tướng đã nêu rõ, Việt Nam cam kết hợp tác với các nước GMS để phát triển khu vực tiểu vùng Mekong theo hướng năng động và bền vững. Với vị trí địa chính trị quan trọng và hệ thống cảng biển cửa ngõ, Việt Nam có thể trở thành điểm nối chiến lược cho các chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong mối liên kết giữa EWEC và IPEC (Hành lang Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương). VLA đã tiên phong trong việc xây dựng hình ảnh một Việt Nam không chỉ là mắt xích trong chuỗi cung ứng mà còn là “xưởng sản xuất mới của thế giới”​

Chiến lược phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới của Thủ tướng và tầm nhìn của VLA không chỉ khẳng định vai trò trung tâm của Việt Nam mà còn đưa ra mô hình phát triển hiện đại, kết nối khu vực và quốc tế. Với sự đồng hành của FIATA và các đối tác toàn cầu, Việt Nam hoàn toàn có khả năng dẫn đầu trong việc xây dựng các hành lang kinh tế xanh, thông minh và bền vững, đóng góp vào một nền kinh tế thế giới thịnh vượng và công bằng.

Thanh Hải VLA tổng hợp

Sự kiện VLA tổ chức

Thông báo quan trọng

Hướng Dẫn Đăng Ký eFBL
Hướng Dẫn Đăng Ký FMC Bond