Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
Vietnam Logistics Business Association

/

/

ĐẠI HỘI VLA NHIỆM KỲ VIII (2021-2024): HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU CHUYỂN ĐỔI SỐ – SÁNG TẠO – ĐỔI MỚI

ĐẠI HỘI VLA NHIỆM KỲ VIII (2021-2024): HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU CHUYỂN ĐỔI SỐ – SÁNG TẠO – ĐỔI MỚI

Ngày 21/5/2021, tại TP. Hồ Chí Minh Đại hội lần thứ VIII của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhiệm kỳ 2021-2024 đã thành công tốt đẹp.

Do tình hình phức tạp của Đại dịch Covid-19, Đại hội đã được tiến hành theo hình thức trực tuyến. Tham gia Đại hội có hơn 300 Hội viên của Hiệp hội, đại diện cho 500 hội viên trong cả nước. Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tham dự và có các bài phát biểu chỉ đạo Đại hôi. Ngoài ra còn nhiều quan chức đại diện cho các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương tham dự. Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải đã gửi Lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Đây là nguồn động viên to lớn đối với Hiệp hội và hội viên cũng như ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung.

Ban Chấp hành Nhiệm kỳ VIII ra mắt tại Đầu cầu TP HCM

I./ Báo cáo tổng kết nhiêm kỳ VII (2015-2020) của Hiệp hội đã đánh giá đây là một nhiệm kỳ đổi mới và phát triển, đạt được nhiều kết quả trên các mặt hoạt động của Hiệp hội:

1. Công tác Hội viên: Phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số hội viên tăng từ 269 (nhiệm kỳ VI) lên 483 Hội viên trong đó 406 Hội viên chính thức và 77 hội viên liên kết (51 FDI). Nhiều hội viên là những công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của Việt Nam. Khoảng 80% số hội viên là DN vừa và nhỏ. Hội viên ở Khu vực phía Nam 67%, Bắc 29% và Miền Trung 4%. Hội viên cung cấp từ 3 đến 17 loại hình dịch vụ logistics. Công tác kết nối hội viên và Công tác bảo vệ quyền lợi hội viên đạt nhiều kết quả, nổi bật là công tác tư vấn pháp luật giải quyết tranh chấp cho hội viên, qua đó làm cho hội viên gắn bó với Hiệp hội hơn. Trong 5 năm đã tổ chức được 11 Đoàn xúc tiến thương mại ra nước ngoài. Đã chú trọng hỗ trợ Hội viên phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao và khoa học công nghệ của Hội viên cũng có nhiều thành tích nổi bật. 

2. Hiệp hội đã làm tốt công tác phản biện xã hội: thực sự đại diện cho Hội viên và ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong việc tham gia, góp ý kiến xây dựng dự thảo văn bản của các Bộ, ngành, điạ phương liên quan đến Ngành dịch vụ logistics. Hiệp hội đã có 45 văn bản chính góp ý các dự thảo Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư …Trong đó, nổi bật như: Góp ý vào dự thảo văn bản Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về ngành dịch vụ; về dự thảo Quyết định số 200/2017 ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Dự thảo về sửa đổi, bổ sung QĐ 200/2017 bằng Quyết định số 221/2021 ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Tham gia xây dựng Nghị định 163/2017 Quy định về Kinh doanh dịch vụ Logistics thay thế Nghị định 140/2007. Xây dựng Bộ Luật hàng hải Việt Nam, 2015; Nghị định số 144/2018, “Sửa đổi, bổ sung các Nghị định về vận tải đa phương thức”; và các Thông tư, quyết định liên quan đến dịch vụ logistics. Trong thời gian chống dịch Covid-19, giãn cách xã hội, Hiệp hội đã kịp thời phản ánh các khó khăn, vướng mắc của Hội viên lên các Bộ, ngành, địa phương liên quan để được giả quyết, tháo gỡ cho Doanh nghiệp được kịp thời.

3. Công tác đối ngoại: Hiệp hội đã ký 15 thỏa thuận hợp tác (MOU) với các Tổ chức hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp (DN) nước ngoài; ký 6 MOU với các Hiệp hội ngành nghề, DN trong nước; 10 MOU với các cơ quan quản lý Nhà nước và 11 MOU với các Trường Đại học, Học viện, Trường cao đẳng của Việt Nam. Những MOU này đã nói lên tính chủ động trong thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tạo khung pháp lý cho việc hợp tác, qua đó góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Hội viên, nâng cao vai trò và vị thế của Hiệp hội trong nước cũng như trên trường quốc tế. Hiệp hội đã đẩy mạnh một bước thúc đẩy việc hợp tác với FIATA, AFFA và UNESCAP qua việc chủ động đăng cai tổ chức các Hội nghị tại Việt Nam. Đặc biệt, Năm 2019, Hiệp hội đã mạnh dạn làm các thủ tục để ứng cử để tổ chức FIATA World Congress 2023 khi dự Hội nghị ở Nam Phi, nhưng chưa đến lượt. Đăng cai tổ chức thành công Hội nghị thường niên của AFFA lần thứ 30 tại TP HCM, Hội nghị B2B của các thành viên AFFA, như 36 DN logistics của CAMFA (Campuchia) và hơn 30 DN của SLA (Singapore), giúp DN các bên tăng cường hiểu biết và quan hệ với DN của Hiệp hội. Đã hỗ trợ TP. Hải Phòng thành lập Hiệp hội DN dịch vụ logistics Hải Phòng…

4. Công tác khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao: Bước đầu đã có kết quả ở một số DV Hội viên trong việc quản trị kinh doanh, vận hành nghiệp vụ quản lý cảng biển. Hiệp hội đang thực hiện dự án Nghiên cứu mô hình ứng dụng và chuyển giao giải pháp eDO (Lệnh giao hàng điện tử) và eBL (Vận đơn điện tử) cho hàng chung chủ (LCL) vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không bằng công nghệ blockchain để kết nối các ứng dụng công nghệ có sẵn vào nhằm phục vụ chung cho cả cộng đồng LSP và cộng đồng chủ hàng (XNK) mà trước mắt là các Hội viên của VIDA. Hiệp hội đã đẩy mạnh công tác đào tạo vừa làm vừa học vưa làm rất kết quả. Việc ký văn bản hợp tác với các Trường đại hoc và Trường với Doanh nghiệp đã gắn việc đào tạo với sử dụng. Hiện nay, Hiệp hội đang chú trọng việc quan hệ hỗ trợ sinh viên hiểu biết về Hiệp hội về ngành, qua đó tạo hứng khởi cho các sinh viên học tập dịch vụ logistics và có điều kiện làm việc sau khi ra Trường. Hàng năm bố trí cho Sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp.

Với các kết quả hoạt động, Hiệp hội đã đóng góp quan trong vào việc phát triển của Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam. Cụ thể theo Chỉ số năng lực hoạt động logistics (LPI) 2018 của WB Việt Nam xếp thứ 39/160 nước, tăng 25 bậc so với 2016, thứ 3 trong các nước ASEAN (sau Singapore và Thái Lan) – 2020 WB không xếp hạng. Tốc độ tăng trưởng của Ngành dịch vụ logistics trước đại dịch Covid-19 là từ 12%-14%. Tỷ lệ thuê ngoài khoảng 60%-70%. Chi phí logistics tương đương GDP khoảng 16,8%. Đóng góp vào GDP khoảng 4%-5%. Thực hiện cơ bản các chỉ tiêu (trừ chỉ tiêu đóng góp vào GDP) mà Chính phủ đề ra trong Quyết định 200/2017. Ngành dịch vụ logistics ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, nhất là trong thời gian chống Đại dịch Covd-19 và khôi phuc và phát triển kinh tế hiện nay.

Trong thư ngày 5/5/2021 gửi Hiệp hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Ông Nguyễn Hồng Diên đã đánh giá “Trong thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và phát triển, thể hiện vai trò quan trọng là tổ chức đại diện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước. Tôi đánh giá cao những đóng góp tích cực của Hiệp hội trong sự phát triển của ngành logistics nước ta nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung”.

II./ Đại hội đã thảo luận và thông qua định hướng và kế hoạch hành động trong nhiệm kỳ VIII:

Nhiệm kỳ VIII của Hiệp hội được Đại hội quyết định là 3 năm (2021-2024) thay vì 5 năm như trước đây. Đây là giai đoạn mà đất nước ta bước vào thời kỳ chuyển biến mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển kinh tế-xã hội sau tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 và chuyển đổi số. Vì vậy, phương hướng, nhiệm vụ của Hiệp hội, tập trung vào các nội dung chính là:

1. Tăng cường phục vụ Hội viên về mở rộng thị trường và việc làm; “Nâng cao số lượng DN Hội viên cung cấp DV Logistics trọn gói nhằm đạt chất lượng dich vụ cao” (3PL,4PL). Phấn đấu kết nạp từ 100-150 hội viên mới. Hội viên phải đề cao trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng Hiệp hội phát triển. Hội viên tích cực tham gia các hoạt động của FIATA, AFFA và hoạt động đối ngoại khác của Hiệp hội. Hội viên của Hiệp hội phấn đấu đạt Tốc độ phát triển là 14%-16%/năm; hỗ trợ thuê ngoài đạt 80%-90%. Cải thiện tính cạnh tranh của logístics như chi phí, chất lượng và giao hàng được đặt lên hàng đầu. Xây dựng chỉ số năng lực Hội viên.

2. Đẩy nhanh việc Chuyển đổi số – nắm bắt xu hướng thời đại Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Hiệp hội hoàn hành việc hợp tác với Hiệp hội số Nông nghiệp (VIDA) để phát triển một platform hợp tác theo liên kết dọc các công ty cung cấp DV logistics để tạo thành chuỗi dịch vụ “Điểm đầu-Diểm cuối” nhằm phục vụ hiệu quả các hội viên Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA trước tiên. Hiệp hội và Hội viên cùng nhau có kế hoạch và chiến lược xây dựng nền tảng chuyển đổi số, đào tạo nhận thức về chuyển đổi số, biết ứng dụng công nghệ phù hợp cho các hoạt động DV chính logistics. Qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển Agro-logistics của nước ta. 

3. Thúc đẩy phản biện chính sách phục vụ thuận lợi hoá thương mại, đồng bộ hoá chính sách, kết nối các hạ tầng hiệu quả và hướng đến mục tiêu cắt giảm chi phí logistics. Tiếp tục ấn hành định kỳ Sách trắng VLA với các đề xuất chính sách nhằm khuyến khích ngành DV logistics phát triển. Hợp tác với VCCI triển khai dự án Chỉ số Logistics Tỉnh và Vùng để chủ động phản biện chính sách, và phát triển DV logistics địa Phương và cả nước. 

4. Đổi mới mô hình hoạt động của Hiệp hội với sự hình thành các Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics địa phương, kết nối nhiều hội viên mới tham gia vào Hiệp hội. Hiệp Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ việc phát triển các Hiệp hội DN dịch vụ logistics tại các địa phương trọng điểm, như Vùng trọng điểm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương … Các Hiệp hội DV logistics địa phương sẽ phát huy được tính năng động trong công tác phản biện, tham mưu tư vấn chính sách tại địa phương một cách chủ động và sát thực tế. 

5. Đổi mới mô hình đào tạo nguồn nhân lực logistics chất lượng cao: Chia sẻ nhận thức và định hướng với hội viên về mô hình đào tạo nghề dựa trên kỹ năng, dựa trên năng lực. Hiệp hội sẽ đóng vai trò dẫn dắt ngành nghề trong công tác Chuẩn hoá các vị trí nghề trong ngành dịch vụ logistics (OS) – xác định hệ thống kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho từng vị trí nghề (OSS) – Xây dựng nội dung đào tạo bám sát hệ thống kỹ năng cần thiết – hướng đến mục tiêu người được đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế tại doanh nghiệp, hướng đến sự minh bạch năng lực trong ngành dịch vụ logistics. Chú trọng đào tạo pháp lý và tiếng Anh logistics cho Hội viên. Công tác đào tạo nghề sẽ gắn kết chặt chẽ với hội viên và các tổ chức đào tạo uy tín quốc tế như FIATA, AFFA và UNESCAP. Hiệp hội sẽ dẫn dắt và chia sẻ giáo trình đào tạo FIATA DIPLOMA với các Trường Đại học, Học viện, Trường Cao đẳng và hỗ trợ công tác đào tạo hàn lâm nguồn nhân lực logistics có chất lượng cao cho tương lai.  

6. Nâng cao năng lực hội viên, chia sẻ thông tin với hội viên chủ động đổi mới sáng tạo và tái cấu trúc DN phù hợp với nhu cầu tương lai của khách hàng. Tăng cường vai trò của các hoạt động Ban chuyên môn. Hiệp hội sẽ đặt mục tiêu ban hành các tiêu chí đánh giá xếp loại năng lực Hội viên hàng năm theo từng loại hình cung cấp dịch vụ. Đẩy mạnh hợp tác nội bộ trong ngành, chú ý tăng cường công tác kết nối hợp tác trong Hiệp hội theo liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết và kết nối với các DN sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối để chủ động có nguồn hàng hóa; Qua đó tăng cường các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng cao và kết nối chặt chẽ với cuối cung ứng toàn cầu. 

7. Tăng cường hơn nữa công tác hợp tác đối ngoại với AFFA, FIATA và các Hiệp hội ngành nghề quốc tế khác về logistics và vận tải. Tiếp tục thủ tục ứng cử để tổ chức FIATA World Congress 2023 hoặc 2024. 

8. Đẩy mạnh công tác truyền thông một cách hiệu quả: Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan truyền thông thúc đẩy mạnh mẽ công tác tuyên truyền về công tác của Hiệp hội và hoạt động của ngành DV logsitcs Việt Nam, góp phần thực hiện các chỉ tiêu mà Quyết định 221/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra cho việc phát triển ngành dịch vụ đến 2025.

Bên cạnh các phương hướng, Ban Chấp hành Nhiệm kỳ VII  cũng đề xuất Mục tiêu: Nhiệm kỳ VIII là thực hiệc chỉ đạo của Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi, bổ sung quết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo định hướng Chuyển đổi số – Sáng tạo và Đổi mới.

Những đề xuất phương hướng đổi mới hoạt động của Hiệp hội được đánh giá là phù hợp và nhằm triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng về Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030: “Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục- đào tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối”…                           

 III. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hiệp hội nhiềm kỳ VIII gổm 15 người, có tính kế thừa và nhiều người mới. Ông Lê Duy Hiệp, tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hiệp hội trong nhiệm kỳ VIII. Đại hội đã nhất trí sửa đổi một số điểm của Điều lệ Hội.

Danh sách 15 người trúng cử Ban Chấp hành VLA Nhiệm kỳ VIII:

1. ÔNG NGUYỄN THANH BÌNHTổng Giám đốc Công ty cổ phần GEMADEPT

2. ÔNG LÊ DUY HIỆP Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Transimex; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Hàng hảI. 

3. ÔNG ĐÀO TRỌNG KHOAChủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH T&M Forwarding; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ACG; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Giải pháp Logistics DTK.

4. BÀ VÕ THỊ PHƯƠNG LANChủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần giao nhận Vận tải Mỹ Á (ASL).

5. ÔNG NGUYỄN DUY MINHChủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giao nhận tiếp vận Quốc tế.

6. ÔNG TRẦN ĐỨC NGHĨAGiám đốc, Công ty TNHH Quốc tế Delta.

7. ÔNG ĐỖ XUÂN QUANG Chủ tịch HĐQT, Công ty CP QT Logistics Việt Nam (VLI).

8. ÔNG ĐẶNG VŨ THÀNHTổng Giám đốc, Công ty cổ phần kho vận miền Nam.

9. ÔNG NGUYỄN KIÊN CƯỜNG – Phó Tổng giám đốc, Tổng công ty Bưu điện VN.

10. ÔNG TRẦN CHÍ DŨNG Chủ tịch HĐ cố vấn chuyên môn, Công ty TNHH Trường Hàng không và Logistics Việt nam

11. ÔNG TRẦN TIẾN DŨNGChủ tịch HĐQT, Công ty CP Đầu tư Sao Á D.C

12. ÔNG TRẦN VIỆT HUYGiám đốc điều hành, Công ty CP vận tải và dịch vụ hàng hải (TRA-SAS).

13. ÔNG ĐỖ XUÂN MINHGiám đốc, TTDV Loistics Tân Cảng. 

14. ÔNG LÊ QUANG TRUNGPhó Tổng giám đốc, Tổng Công ty Hàng hải Việt nam –CTCP.

15. BÀ PHẠM THỊ LAN HƯƠNGTổng Giám đốc, Công ty cổ phần VINAFCO.

Theo VLA.

 

 

Sự kiện VLA tổ chức

Thông báo quan trọng

Hướng Dẫn Đăng Ký eFBL
Hướng Dẫn Đăng Ký FMC Bond